Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
279479

bài tuyên truyền ngày gia đình việt nam 28/6

Ngày 05/06/2023 15:36:52

Bài tuyên truyền về Ngày Gia đình Việt Nam 2023

Với ý nghĩa cao đẹp, từ năm 2001, ngày 28/6 hàng năm được chọn làm Ngày Gia đình Việt Nam nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Ngày 28/6 hàng năm được chọn làNgày Gia đình Việt Namnhằm tri ân, trân trọng và tôn vinh mái ấm gia đình. Bởi lẽ, vào ngày này, biết bao niềm tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa của ông cha ta đều trỗi dậy.

Ngày Gia đình Việt Nam 2022 và ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc

Ngày Gia đình Việt Nam 2023 và ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc

Ngày Gia đình Việt Nam và giá trị nhân văn sâu sắc

Từ khi còn bé chúng ta đều đã được giáo dục rằng gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có thuận hòa, ấm no và hạnh phúc thì xã hội mới phát triển phồn vinh, hưng thịnh và bền vững. Đồng thời, gia đình còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và hình thành nhân cách của con người.

Vì thế, ngày 28/6 hàng năm được gọi với cái tên thân thương là Ngày Gia đình Việt Nam. Mỗi năm cứ đến dịp này là chúng ta lại nhận thức sâu sắc về giá trị thiêng liêng của mái ấm. Tận sâu trong thâm tâm mỗi người đều cùng hướng về gia đình và tự nhắc nhở bản thân rằng phải trân trọng những người thân yêu của mình hơn.

Còn ý nghĩa nào thiêng liêng hơn khi Ngày Gia đình Việt Nam là dịp hoàn hảo để tôn vinh giá trị nhân văn của mái ấm gia đình Việt. Đây là thời khắc mà chúng ta hiểu được rằng, giá trị cơ bản của gia đình vẫn luôn là điều vĩ đại đối với mỗi con người. Gia đình luôn là thiết chế lưu giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta.

Ngày Gia đình Việt Nam và giá trị nhân văn vĩ đại

Ngày Gia đình Việt Nam và giá trị nhân văn vĩ đại

Nguồn gốc và ý nghĩa to lớn của Ngày Gia đình Việt Nam

Để có thể trở thành niềm tự hào lớn lao trong lòng mỗi người, chắc hẳn Ngày Gia đình Việt Nam đã sở hữu một quá trình đầy ý nghĩa.

Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 được phát triển từ cơ sở của những giá trị vào Ngày Quốc tế Gia đình 15/5. Đây là dịp để nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến gia đình và sự phát triển của kinh tế, xã hội.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của gia đình trong cuộc sống. Người cha già kính yêu của dân tộc ta đã từng khẳng định, rằng chúng ta phải quan tâm đến gia đình. Bởi vì nhiều gia đình cộng lại mới tạo thành một xã hội lớn mạnh. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình sẽ càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội chính là gia đình. Theo Bác, một gia đình tốt là nơi mà trong đó, tất cả mọi thành viên đều phải biết yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Đồng thời, phải biết chia sẻ và gánh vác khó khăn trong công việc. Nam nữ đều bình đẳng và phải đề cao, tôn trọng người phụ nữ.

Văn hóa Việt Nam luôn tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình

Văn hóa Việt Nam luôn tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình

Ngày 04/05/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về Ngày Gia đình Việt Nam, Quyết định nêu rõ: Lấy ngày 28/6 hàng năm làm Ngày Gia đình Việt Nam. Đây là ngày nhằm tôn vinh giá trị truyền thống gia đình. Là dịp mà mọi người nên cùng hướng về mái ấm thân sinh của mình. Đồng thời cùng nhau dựng xây gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

Đó không chỉ đơn thuần dừng lại ở ý nghĩa yêu thương và trân trọng nhau trong cuộc sống. Mà hơn hết, nó còn vượt lên trên tất cả nhằm hướng đến mục tiêu mang tầm vĩ mô. Bởi lẽ, chỉ khi các gia đình hạnh phúc thì kinh tế xã hội mới phát triển vững mạnh.

Sau hơn 22 năm được ghi nhận, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đã trở thành truyền thống văn hóa và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Đây cũng là ngày thắp sáng lên tinh thần hướng về gia đình, hướng về tổ tiên và nguồn cội. Qua đó nuôi dưỡng những tình cảm cao đẹp và các giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc.

Đây là dịp để hướng về gia đình, hướng về tổ tiên, nguồn cội

Đây là dịp để hướng về gia đình, hướng về tổ tiên, nguồn cội

Ngày Gia đình Việt Nam đã trở thành ngày ghi nhớ và phát huy truyền thống, nề nếp, gia phong. Điều đó góp phần đánh thức suy ngẫm của mỗi người và thúc đẩy hành động thiết thực hơn để xây dựng tổ ấm hạnh phúc. Hướng đến sự phát triển bền vững của gia đình, xã hội và Tổ quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành, dựng xây và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu dân tộc, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa hiếu học, kiên trì, cần cù sáng tạo, bất khuất, dũng cảm, kiên cường vượt qua mọi gian nan, thử thách,... đều được gia đình Việt giữ gìn, vun đắp và phát huy mạnh mẽ trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Điều đó góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngày Gia đình Việt Nam có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, cao cả. Đây không chỉ là dịp tôn vinh mái ấm gia đình Việt. Mà hơn hết còn là cơ hội để mỗi thành viên thấu hiểu và biết quý trọng hạnh phúc mình đang có. Cho dù có đi đâu, hay làm gì, thì gia đình vẫn luôn là nơi để nhớ, để yêu thương và để quay trở về.

Vào dịp đặc biệt này, mỗi gia đình lại có nhiều cách khác khác nhau để bày tỏ, thể hiện tình cảm và gắn kết các thành viên trong gia đình mình. Chẳng hạn như cùng nấu một bữa cơm ấm cúng và sum vầy, tặng cho nhau những món quà ý nghĩa, hay trao nhau những lời chúc tốt đẹp,...

Cùng với sự phát triển của đất nước, Ngày Gia đình Việt Nam dần cũng được xem là một ngày hội trên mọi miền Tổ quốc. Đây là dịp mà tình yêu thương và sẻ chia được tôn vinh sâu sắc. Các hoạt động kỷ niệm trong ngày này càng được tổ chức long trọng hơn. Không chỉ đa dạng về hình thức, mà còn rất phong phú về nội dung nên thu hút được sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người dân.

Thông qua các hoạt động trong Ngày Gia đình Việt Nam, bậc phụ huynh cũng có cơ hội để giáo dục con em, các thế hệ mai sau về ý nghĩa và trách nhiệm đối với gia đình. Để gia đình trở thành bến đỗ bình yên hạnh phúc, là nơi duy trì bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc. Đồng thời tiếp thu được cái hay, cái tốt, cái mới, các thành viên trong gia đình phải biết tôn trọng và nâng niu các giá trị chuẩn mực của gia đình truyền thống Việt Nam. Phải dành thời gian quan tâm, yêu thương và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Từ đó, tạo ra môi trường sống lành mạnh nhằm ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

Dù qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có sự thay đổi. Song, những chức năng cơ bản của gia đình vẫn luôn tồn tại. Gia đình là nhân tố quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hãy sống để mỗi sớm mai thức dậy đều là những ngày nắng đẹp. Hãy để cuộc đời như những đóa hoa với đầy tình yêu thương gia đình được lưu giữ mãi trong tim. Bởi lẽ, nơi mà chúng ta đều muốn đi thật xa để trở về, duy chỉ có gia đình mà thôi.

Sưu tầm.

bài tuyên truyền ngày gia đình việt nam 28/6

Đăng lúc: 05/06/2023 15:36:52 (GMT+7)

Bài tuyên truyền về Ngày Gia đình Việt Nam 2023

Với ý nghĩa cao đẹp, từ năm 2001, ngày 28/6 hàng năm được chọn làm Ngày Gia đình Việt Nam nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Ngày 28/6 hàng năm được chọn làNgày Gia đình Việt Namnhằm tri ân, trân trọng và tôn vinh mái ấm gia đình. Bởi lẽ, vào ngày này, biết bao niềm tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa của ông cha ta đều trỗi dậy.

Ngày Gia đình Việt Nam 2022 và ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc

Ngày Gia đình Việt Nam 2023 và ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc

Ngày Gia đình Việt Nam và giá trị nhân văn sâu sắc

Từ khi còn bé chúng ta đều đã được giáo dục rằng gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có thuận hòa, ấm no và hạnh phúc thì xã hội mới phát triển phồn vinh, hưng thịnh và bền vững. Đồng thời, gia đình còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và hình thành nhân cách của con người.

Vì thế, ngày 28/6 hàng năm được gọi với cái tên thân thương là Ngày Gia đình Việt Nam. Mỗi năm cứ đến dịp này là chúng ta lại nhận thức sâu sắc về giá trị thiêng liêng của mái ấm. Tận sâu trong thâm tâm mỗi người đều cùng hướng về gia đình và tự nhắc nhở bản thân rằng phải trân trọng những người thân yêu của mình hơn.

Còn ý nghĩa nào thiêng liêng hơn khi Ngày Gia đình Việt Nam là dịp hoàn hảo để tôn vinh giá trị nhân văn của mái ấm gia đình Việt. Đây là thời khắc mà chúng ta hiểu được rằng, giá trị cơ bản của gia đình vẫn luôn là điều vĩ đại đối với mỗi con người. Gia đình luôn là thiết chế lưu giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta.

Ngày Gia đình Việt Nam và giá trị nhân văn vĩ đại

Ngày Gia đình Việt Nam và giá trị nhân văn vĩ đại

Nguồn gốc và ý nghĩa to lớn của Ngày Gia đình Việt Nam

Để có thể trở thành niềm tự hào lớn lao trong lòng mỗi người, chắc hẳn Ngày Gia đình Việt Nam đã sở hữu một quá trình đầy ý nghĩa.

Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 được phát triển từ cơ sở của những giá trị vào Ngày Quốc tế Gia đình 15/5. Đây là dịp để nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến gia đình và sự phát triển của kinh tế, xã hội.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của gia đình trong cuộc sống. Người cha già kính yêu của dân tộc ta đã từng khẳng định, rằng chúng ta phải quan tâm đến gia đình. Bởi vì nhiều gia đình cộng lại mới tạo thành một xã hội lớn mạnh. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình sẽ càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội chính là gia đình. Theo Bác, một gia đình tốt là nơi mà trong đó, tất cả mọi thành viên đều phải biết yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Đồng thời, phải biết chia sẻ và gánh vác khó khăn trong công việc. Nam nữ đều bình đẳng và phải đề cao, tôn trọng người phụ nữ.

Văn hóa Việt Nam luôn tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình

Văn hóa Việt Nam luôn tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình

Ngày 04/05/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về Ngày Gia đình Việt Nam, Quyết định nêu rõ: Lấy ngày 28/6 hàng năm làm Ngày Gia đình Việt Nam. Đây là ngày nhằm tôn vinh giá trị truyền thống gia đình. Là dịp mà mọi người nên cùng hướng về mái ấm thân sinh của mình. Đồng thời cùng nhau dựng xây gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

Đó không chỉ đơn thuần dừng lại ở ý nghĩa yêu thương và trân trọng nhau trong cuộc sống. Mà hơn hết, nó còn vượt lên trên tất cả nhằm hướng đến mục tiêu mang tầm vĩ mô. Bởi lẽ, chỉ khi các gia đình hạnh phúc thì kinh tế xã hội mới phát triển vững mạnh.

Sau hơn 22 năm được ghi nhận, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đã trở thành truyền thống văn hóa và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Đây cũng là ngày thắp sáng lên tinh thần hướng về gia đình, hướng về tổ tiên và nguồn cội. Qua đó nuôi dưỡng những tình cảm cao đẹp và các giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc.

Đây là dịp để hướng về gia đình, hướng về tổ tiên, nguồn cội

Đây là dịp để hướng về gia đình, hướng về tổ tiên, nguồn cội

Ngày Gia đình Việt Nam đã trở thành ngày ghi nhớ và phát huy truyền thống, nề nếp, gia phong. Điều đó góp phần đánh thức suy ngẫm của mỗi người và thúc đẩy hành động thiết thực hơn để xây dựng tổ ấm hạnh phúc. Hướng đến sự phát triển bền vững của gia đình, xã hội và Tổ quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành, dựng xây và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu dân tộc, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa hiếu học, kiên trì, cần cù sáng tạo, bất khuất, dũng cảm, kiên cường vượt qua mọi gian nan, thử thách,... đều được gia đình Việt giữ gìn, vun đắp và phát huy mạnh mẽ trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Điều đó góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngày Gia đình Việt Nam có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, cao cả. Đây không chỉ là dịp tôn vinh mái ấm gia đình Việt. Mà hơn hết còn là cơ hội để mỗi thành viên thấu hiểu và biết quý trọng hạnh phúc mình đang có. Cho dù có đi đâu, hay làm gì, thì gia đình vẫn luôn là nơi để nhớ, để yêu thương và để quay trở về.

Vào dịp đặc biệt này, mỗi gia đình lại có nhiều cách khác khác nhau để bày tỏ, thể hiện tình cảm và gắn kết các thành viên trong gia đình mình. Chẳng hạn như cùng nấu một bữa cơm ấm cúng và sum vầy, tặng cho nhau những món quà ý nghĩa, hay trao nhau những lời chúc tốt đẹp,...

Cùng với sự phát triển của đất nước, Ngày Gia đình Việt Nam dần cũng được xem là một ngày hội trên mọi miền Tổ quốc. Đây là dịp mà tình yêu thương và sẻ chia được tôn vinh sâu sắc. Các hoạt động kỷ niệm trong ngày này càng được tổ chức long trọng hơn. Không chỉ đa dạng về hình thức, mà còn rất phong phú về nội dung nên thu hút được sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người dân.

Thông qua các hoạt động trong Ngày Gia đình Việt Nam, bậc phụ huynh cũng có cơ hội để giáo dục con em, các thế hệ mai sau về ý nghĩa và trách nhiệm đối với gia đình. Để gia đình trở thành bến đỗ bình yên hạnh phúc, là nơi duy trì bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc. Đồng thời tiếp thu được cái hay, cái tốt, cái mới, các thành viên trong gia đình phải biết tôn trọng và nâng niu các giá trị chuẩn mực của gia đình truyền thống Việt Nam. Phải dành thời gian quan tâm, yêu thương và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Từ đó, tạo ra môi trường sống lành mạnh nhằm ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

Dù qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có sự thay đổi. Song, những chức năng cơ bản của gia đình vẫn luôn tồn tại. Gia đình là nhân tố quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hãy sống để mỗi sớm mai thức dậy đều là những ngày nắng đẹp. Hãy để cuộc đời như những đóa hoa với đầy tình yêu thương gia đình được lưu giữ mãi trong tim. Bởi lẽ, nơi mà chúng ta đều muốn đi thật xa để trở về, duy chỉ có gia đình mà thôi.

Sưu tầm.

Công khai KQ giải quyết TTHC