Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
279479

TUYÊN TRUYỀN KỈ NIỆM 76 NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ

Ngày 04/07/2023 10:43:56

BÀI TUYÊN TRUYỀN KỈ NIỆM 76 NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ

Ngày thương binh liệt sĩ (ngày 27 tháng 7) là một ngày lễ kỉ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm về những người thương binh, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến giành độc lập, bảo vệ tổ quốc.Ngày lễ này được ghi nhận như là một biểu hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Qua đó tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn đối với những người có công với Cách mạng từ trước đến nay.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước CHXHCN Việt Nam) ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Vì tinh thần... “thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ” quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp nhiều đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống hi sinh một phần xương máu trên các chiến trường.

Trước tình hình trên,đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác... Sau đó ít lâu được đổi thành Hội giúp binh sĩ bị thương. Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Tổng Hội.

Ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL, quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sĩ đối với cuộc kháng chiến và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ.

Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện Chỉ thị của Hồ Chủ Tịch chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh, liệt sĩ. Tại cuộc họp này các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 là ngày “Thương binh toàn quốc”.

Từ tháng 7 năm 1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh, liệt sĩ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 08/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hằng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh, liệt sĩ” của cả nước.

Mỗi năm cứ đến “Ngày Thương binh, liệt sĩ”, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta lại tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đầy tình nghĩa chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.75 năm qua, hệ thống chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, việc chăm lo vật chất và tinh thần cho các gia đình thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong việc thực hiện truyền thống đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây.

Đi suốt chiều dài của công cuộc trường chinh, kháng chiến giải phóng dân tộc, và với một vùng quê nghèo nhưng giàu truyền thống cách mạng, một lòng một dạ vững tin vào đường lối của Đảng, của Bác. Trongthời kì đấu tranh cách mạng, đã hình thành tổ chức cộng sản, lãnh đạo nhân dân, đứng lên chống áp bức bóc lột, của chế độ thực dân phong kiến, tiến hành đấu tranh cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. Trong cuộc trường chinh giải phóng dân tộc với khẩu hiệu: thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu một người, tất cả cho tiền tuyến - tất cả vì độc lập tự do. Những người con của quê hương Nga Tân đã xung phong tình nguyện, lên đường chiến đấu góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

Mỗi tên đất tên người và những địa danh lịch sử đều ghi dấu chân của các anh, các chị những người con dũng cảm của quê hương anh hùng, trong đócó 74 người con ưu tú đã anh dũng hi sinh và trên 155 người con đã để lại một phần máu thịt hay mang trong mình di chứng của chất độc hóa học. Sự hi sinh mất mát to lớn của các anh, đã tô thắm thêm truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường của quê hương cách mạng.

Để thực hiện tốt việc “Đền ơn đáp nghĩa”chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, trong những năm qua với sự quan tâm của Đảng bộ chính quyền và các tổ chức đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động quét dọn vệ sinh, chăm sóc phần mộ, tổ chức quyên góp xây dựng quỹ tình nghĩa đã được đông đảo các tầng lớp nhân dântham gia.Ngoài ra, hàng năm vào dịp ngày thương binh liệt sỹ 27/7 - Đảng, Chính quyền cùng các đoàn thể chính trị xã hội đi thăm hỏi, động viên, tặng quà cho các thương binh và thân nhân liệt sỹ.Đây là những việc làm có ý nghĩa thiết thực, nhằm động viên kịp thời các đối tượng chính sách, tạo điều kiện để họ tiếp tục cống hiến sức lực của mình cho xã hội như lời Bác Hồ đã từng dạy“Thương binh tàn nhưng không phế”.

Ngày hôm nay, trong nhịp sống sôi động của thời kì đổi mới và phát triên đất nước, nhân dân xã nhàđang chung sức chung lòng đoàn kết thực hiện công cuộc xây dựng NTM nâng cao, với phẩm chất anh dũng kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu, các đồng chí thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ vẫn giữ vững khí tiết cách mạng vượt lên sự mất mát nỗi đau bệnh tật để phát triển kinh tế gia đình và đóng góp xây dựng cộng đồng dân cư no ấm và phồn thịnh, luôn là tấm gương sáng trong các phong trào cách mạng của địa phương.

Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Nga Tân quyết tâm đưa công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng trở thành một nét đẹp trong đời sống thường ngày của mỗi người. Đền đáp xứng đáng sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh cho cuộc sống hoà bình, tự do, ấm no, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam ngày hôm nay.!

TUYÊN TRUYỀN KỈ NIỆM 76 NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ

Đăng lúc: 04/07/2023 10:43:56 (GMT+7)

BÀI TUYÊN TRUYỀN KỈ NIỆM 76 NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ

Ngày thương binh liệt sĩ (ngày 27 tháng 7) là một ngày lễ kỉ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm về những người thương binh, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến giành độc lập, bảo vệ tổ quốc.Ngày lễ này được ghi nhận như là một biểu hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Qua đó tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn đối với những người có công với Cách mạng từ trước đến nay.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước CHXHCN Việt Nam) ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Vì tinh thần... “thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ” quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp nhiều đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống hi sinh một phần xương máu trên các chiến trường.

Trước tình hình trên,đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác... Sau đó ít lâu được đổi thành Hội giúp binh sĩ bị thương. Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Tổng Hội.

Ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL, quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sĩ đối với cuộc kháng chiến và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ.

Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện Chỉ thị của Hồ Chủ Tịch chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh, liệt sĩ. Tại cuộc họp này các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 là ngày “Thương binh toàn quốc”.

Từ tháng 7 năm 1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh, liệt sĩ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 08/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hằng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh, liệt sĩ” của cả nước.

Mỗi năm cứ đến “Ngày Thương binh, liệt sĩ”, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta lại tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đầy tình nghĩa chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.75 năm qua, hệ thống chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, việc chăm lo vật chất và tinh thần cho các gia đình thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong việc thực hiện truyền thống đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây.

Đi suốt chiều dài của công cuộc trường chinh, kháng chiến giải phóng dân tộc, và với một vùng quê nghèo nhưng giàu truyền thống cách mạng, một lòng một dạ vững tin vào đường lối của Đảng, của Bác. Trongthời kì đấu tranh cách mạng, đã hình thành tổ chức cộng sản, lãnh đạo nhân dân, đứng lên chống áp bức bóc lột, của chế độ thực dân phong kiến, tiến hành đấu tranh cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. Trong cuộc trường chinh giải phóng dân tộc với khẩu hiệu: thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu một người, tất cả cho tiền tuyến - tất cả vì độc lập tự do. Những người con của quê hương Nga Tân đã xung phong tình nguyện, lên đường chiến đấu góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

Mỗi tên đất tên người và những địa danh lịch sử đều ghi dấu chân của các anh, các chị những người con dũng cảm của quê hương anh hùng, trong đócó 74 người con ưu tú đã anh dũng hi sinh và trên 155 người con đã để lại một phần máu thịt hay mang trong mình di chứng của chất độc hóa học. Sự hi sinh mất mát to lớn của các anh, đã tô thắm thêm truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường của quê hương cách mạng.

Để thực hiện tốt việc “Đền ơn đáp nghĩa”chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, trong những năm qua với sự quan tâm của Đảng bộ chính quyền và các tổ chức đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động quét dọn vệ sinh, chăm sóc phần mộ, tổ chức quyên góp xây dựng quỹ tình nghĩa đã được đông đảo các tầng lớp nhân dântham gia.Ngoài ra, hàng năm vào dịp ngày thương binh liệt sỹ 27/7 - Đảng, Chính quyền cùng các đoàn thể chính trị xã hội đi thăm hỏi, động viên, tặng quà cho các thương binh và thân nhân liệt sỹ.Đây là những việc làm có ý nghĩa thiết thực, nhằm động viên kịp thời các đối tượng chính sách, tạo điều kiện để họ tiếp tục cống hiến sức lực của mình cho xã hội như lời Bác Hồ đã từng dạy“Thương binh tàn nhưng không phế”.

Ngày hôm nay, trong nhịp sống sôi động của thời kì đổi mới và phát triên đất nước, nhân dân xã nhàđang chung sức chung lòng đoàn kết thực hiện công cuộc xây dựng NTM nâng cao, với phẩm chất anh dũng kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu, các đồng chí thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ vẫn giữ vững khí tiết cách mạng vượt lên sự mất mát nỗi đau bệnh tật để phát triển kinh tế gia đình và đóng góp xây dựng cộng đồng dân cư no ấm và phồn thịnh, luôn là tấm gương sáng trong các phong trào cách mạng của địa phương.

Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Nga Tân quyết tâm đưa công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng trở thành một nét đẹp trong đời sống thường ngày của mỗi người. Đền đáp xứng đáng sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh cho cuộc sống hoà bình, tự do, ấm no, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam ngày hôm nay.!

Công khai KQ giải quyết TTHC